Hầu như ai mới dùng mỹ phẩm Nhật - dòng sản phẩm nội địa - đều gặp khó khăn trong việc tìm hạn sử dụng. Hôm nay, Konnichiwa xin được mách nhỏ đến các chị em 5 TUYỆT CHIÊU để tự kiểm tra được hạn dùng của 90% các sản phẩm này nhé!
🎏🎏🎏
Các sản phẩm Nhật nếu có in thông tin ngày tháng thì thường sẽ theo thứ tự Năm-Tháng-Ngày, trái ngược so với Việt Nam, ví dụ: 20190101 thì cần hiểu là 1/1/2019. Nhiều sản phẩm chỉ ghi 2 số cuối của năm nên còn dễ gây nhầm lẫn, ví dụ: 200217 lẽ ra cần hiểu là 17/2/2020 thì dễ bị hiểu lầm thành 20/2/2017 thật vô cùng tai hại.
Tuy nhiên với các loại mỹ phẩm, hóa phẩm Nhật, hầu hết nhà sản xuất sẽ không in hạn sử dụng mà chỉ ghi ngày sản xuất hoặc in 1 số đoạn mã quy định ngày sản xuất. Các cách sau đây sẽ giúp chị em tính được ngày sản xuất để từ đó suy ra hạn sử dụng, bởi quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm nội địa Nhật là phải đảm bảo được chất lượng ÍT NHẤT 3 NĂM kể từ ngày sản xuất và 1 năm kể từ khi mở nắp - tùy theo hạn nào hết trước (trừ 1 số sản phẩm có quy định riêng về hạn dùng sau khi mở nắp).
DƯỚI ĐÂY LÀ 5 CÁCH GIÚP CHỊ EM DỄ DÀNG CHINH PHỤC CÁC MÃ HẠN "KHÓ NHẰN"
Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.
Ví dụ: Sữa tắm White Conc có kí hiệu AAE9F có nghĩa ngày sản xuất là tháng 6/2019
Lotion Hadalabo có ký hiệu 8L1 nghiã là sản xuất tháng 12/2018
Một số loại mỹ phẩm chỉ tính hạn từ khi mở nắp, trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M...(M=month: tháng). Tức là từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng...
Ví dụ: son Shu Uemura huyền thoại có ký hiệu 24M sẽ sử dụng tốt trong vòng 2 năm kể từ khi mở nắp, giá hơi cao mà sang chảnh được những 2 năm thì vẫn là rẻ đúng không ạ??
- Vị trí in: đáy chai hoặc đầu tuýp (nhìn hình ảnh minh hoạ)
- Nội dung: xyzA
Trong đó:
xy: ngày sản xuất
z: số cuối của năm sản xuất (ví dụ z là 8 thì năm sản xuất là 2018)
A: là tháng sản xuất, đặt ký hiệu theo ký tự alphabet (A B C D E F G H I J K L lần lượt tương ứng là tháng 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12)
Ví dụ: Ký tự in trên đáy chai nước rửa tay PHARMAACT là 088L
Ngày sản xuất: 08
Năm sản xuất: 8 -> năm 2018
Tháng sản xuất: L -> tháng 12
=> Ngày tháng năm sản xuất là 8/12/2018 => HSD đến 8/12/2021
Đây là cách ký hiệu của 1 số hãng hóa phẩm lớn như Kumano cosmetics với nhiều sản phẩm hot như dầu gội/xả ngựa, sữa tắm/sữa rửa mặt ý dĩ Hatomugi, dòng sản phẩm Pharmaact... Hiện Konnichiwa đã nhập khẩu chính ngạch nhóm sản phẩm này.
Trong đó:
- Số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất
- 3 số còn lại là ngày Julian: thế hiện số thứ tự của ngày trong năm, ví dụ số 001 = ngày đầu tiên của năm (ngày 1/1), số 365 = ngày cuối cùng (ngày 31/12)
Ví dụ: Kem dưỡng đỏ 5 in 1 của AQUALABEL có ký hiệu 8053JB (ảnh trên), có chuỗi 4 số = 8053 trong đó:
- số 8 là số cuối năm sản xuất, nghĩa là 2018
- số 053 là ngày Julian = 23 tháng 2
Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 22/1/2018
Ảnh dưới là Kem dưỡng Shiseido SENKA trắng da 100g có mã 8341ME, bạn đã có thể áp dụng quy tắc để tự tính được rồi chứ?
Mách nhỏ: Ta có thể truy cập trang web: http://
để chuyển đổi ngày julian sang ngày/tháng của lịch hiện đại nhé
Các mặt hàng Nhật có ưu điểm đó là thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Bởi vậy nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.
Ví dụ như trong hình là cùng 1 loại sữa rửa mặt làm trắng da của Kose nhưng mẫu mã từng năm lại khác nhau. Tất nhiên, người dùng cần tìm hiểu trước mẫu mã mới của sản phẩm mà mình muốn mua và tìm nơi cung cấp tin cậy nhé.
Có rất nhiều chị em tin rằng chỉ cần mã vạch có thể tìm được HSD thông qua 1 số trang web check mã vạch, điển hình là trang:
https://
Nhưng thực ra kết quả tra cứu chỉ đơn thuần cho chúng ta thông tin về xuất xứ, tên gọi và NGÀY ĐĂNG KÍ MÃ VẠCH chứ không phải ngày sản xuất của sản phẩm. Hàng hóa Nhật rất hay thay đổi về mẫu mã, tuy nhiên mã vạch không phải lúc nào cũng đổi, có những sản phẩm bao bì thay đổi nhưng mã vạch vẫn giữ nguyên cả chục năm nên không thể lấy mã vạch làm căn cứ tính ngày sản xuất.
Với các cách trên, bạn đã có thể tự tính được hạn dùng của phần lớn các loại mỹ phẩm Nhật, tuy nhiên nếu ko may gặp phải những sản phẩm quá khó, đừng ngần ngại inbox cho Konnichiwa tại fanpage https://www.facebook.com/KonnichiwaMart để được hỗ trợ thêm nhé.
Đừng quên chia sẻ cho bạn bè để mọi người cùng biết cách tính này nha
Hằng
09/04/2022