Bảo vệ môi trường theo cách của người Nhật
Khám phá Nhật BảnNhật Bản từng là quốc gia phát triển kinh tế nóng của những năm thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Đi đôi với những thành tựu về kinh tế là áp lực về mặt môi trường. Nhận thức được vấn đề đó chính quyền và người dân Nhật Bản đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để đưa nước Nhật trở thành một trong những đất nước sạch nhất thế giới như ngày nay.
Bảo vệ môi trường theo cách của người Nhật
Đất nước sạch sẽ và ngăn nắp
Một trong những ấn tượng lớn của tất cả mọi người khi lần đầu tiên đến Nhật đó là đường phố, phương tiện công cộng, nhà, cửa hàng ….mọi thứ đều rất ngăn nắp, sạch sẽ. Hiếm có thể bắt gặp việc vứt rác bừa bãi ở đất nước này mặc dù đây là đất nước có mật độ dân số cao với những siêu đô thị lớn. Không khí trong lành tạo cho những người đến đây cảm giác khoan khoái dễ chịu như có thể “thọ thêm vài tuổi”.
Có khung pháp lý chặt chẽ, chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường
Có được tư duy chiến lược trong bảo vệ môi trường đã giúp chính phủ Nhật Bản xây dựng được khung pháp lý chặt chẽ và các bộ tiêu chuẩn về môi trường từ việc kiểm soát ô nhiễm, quy định về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, không khí, quy định về việc xử lý rác thải. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chính phủ có chính sách trợ giá, hỗ trợ với những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Rác thải chính là tài nguyên cần tận dụng tái chế
Người Việt mang rác ra đường vứt và dĩ nhiên chẳng mấy khi nghĩ tới chuyện phân loại chúng còn người Nhật coi rác là nguồn tài nguyên vì vậy họ tiến hành phân loại rác rất chặt chẽ. Họ phân loại rác thành 4 loại hữ cơ, vô cơ, chất thải rắn, rác tái chế với những thùng rác riêng. Các thùng rác ở Nhật cũng được áp dụng công nghệ để hỗ trợ cảnh báo người dân khi thùng đã đầy.
Tiết kiệm, tận dụng tối đa
Người Nhật tiết kiệm cái đó ai cũng biết và chính vì thói quen đó mà lượng rác thải của họ cũng ít hơn mức trung bình của thế giới khá nhiều. Khi đến Nhật bạn có thể nghe thấy từ “Mottainai – lãng phí” một cách thường xuyên. “Đừng lãng phí còn dùng được đấy” “Lãng phí vẫn còn ăn được đấy”.
Xây dựng thói quen tự giác bảo vệ môi trường từ bé
Người Nhật ra đường thấy rác sẽ tự động nhặt và đút vào thùng rác phân loại. Trẻ con ăn quà vặt không vứt rác lung tung. Mỗi người tự giác chịu trách nhiệm về rác của chính mình và có ý thức bảo vệ cộng đồng. Những điều này đã được giáo dục cho trẻ em Nhật Bản từ rất nhỏ với những hoạt động như quét dọn hay tái chế rác, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.