Vì sao rất khó để check hạn sử dụng(HSD), ngày sản xuất(NSX) các loại mĩ phẩm Nhật?
Các hãng mĩ phẩm Nhật Bản thường có những quy tắc riêng để kí hiệu NSX cũng như HSD nhằm dễ quản lý và thu hồi. Có một điều người dùng hoàn toàn có thể yên tâm là ở Nhật, chất lượng bất cứ sản phẩm nào nội địa đều được đặt lên hàng đầu. Sản phẩm có dấu hiệu cận date hoặc đã hết hạn đều được các cơ quan chức năng thu hồi toàn bộ. Thế nên những sản phẩm nào còn được lưu hành tại Nhật Bản thì tức là sản phẩm đó vẫn còn HSD.
Sau đây là 1 vài quy tắc điển hình kí hiệu Batch Code các loại mĩ phẩm nội địa Nhật:
Ví dụ: Tẩy da chết Detclear ghi 20200727 có nghĩa được sản xuất vào ngày 27/2/2020, suy ra HSD sẽ tới 27/7/2025
Tuy nhiên với mỹ phẩm Nhật, đa số đều không để hạn dùng ngày tháng trên sản phẩm, khiến người tiêu dùng Việt bối rối. Với kinh nghiệm kinh doanh hàng nội địa uy tín từ lâu và có công ty chủ quản tại Nhật, Konnichiwa xin giới thiệu mọi người những thông tin chuẩn nhất về quy định hạn dùng của mỹ phẩm Nhật.
1. Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm:
Các mặt hàng Nhật có ưu điểm đó là thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa vào đó, ta có thể dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm vì quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật sẽ phải có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất (http://japanesecosmetics.ee/info/expiration-dates-of-japanese-cosmetics/). Bởi vậy nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.
Ví dụ: sữa rửa mặt Kose sản xuất trong năm 2017 có mẫu bao bì khác với 2016
Tất nhiên, người dùng tìm hiểu trước mẫu mã mới của sản phẩm mà mình muốn mua và tìm nơi cung cấp tin cậy.
2. Kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm:
Một số loại mỹ phẩm chỉ tính hạn từ khi mở nắp, trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M...(M=month: tháng). Tức là từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng...
3. Ký hiệu riêng trên sản phẩm (Batch Code):
Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm. Mỗi công ty có cách quy định batch code khác nhau nên khi muốn tra cứu ngày sản xuất của sản phẩm nào, ta cần tìm hiểu quy định của hãng/công ty đó.
Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm Nhật sẽ tuân theo một số quy định phổ biến sau:
A. Chuỗi ký tự có 1 số đứng trước rồi đến 1 chữ cái:
Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.
Ví dụ: Lotion của HADALABO có ký hiệu 0E2 dưới đáy có nghĩa được sản xuất vào tháng 5/2020 (số 0 là số cuối của năm 2020, chữ E đứng thứ 5 trong bảng chữ cái. Như vậy NSX đầy đủ của Lotion của HADALABO là ngày 2/5/2020, HSD 3 năm kể từ NSX.
B. Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái:
Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian.
Ví dụ: Phấn rôm nén Shiseido có ký hiệu 0273SA, có chuỗi 4 số 0273 trong đó số 0 thể hiện sản phẩm được sản xuất vào năm 2020, 3 số 273 là ngày Julian (tương ứng với ngày thứ 273 trong năm) = ngày 30 tháng 9. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 30/9/2020.
Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể truy cập trang web http://www.onlineconversion.com/julian_date.htm để chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.
C. Chuỗi ký tự có 3 số đứng trước 1 chữ cái:
- Vị trí in: đáy chai hoặc đầu tuýp (nhìn hình ảnh minh hoạ)
- Nội dung: xyzA
Trong đó:
- xy: ngày sản xuất
- z: số cuối của năm sản xuất (ví dụ z là 8 thì năm sản xuất là 2018)
- A: là tháng sản xuất, đặt ký hiệu theo ký tự alphabet (A B C D E F G H I J K L lần lượt tương ứng là tháng 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12)
Ví dụ: Ký tự in trên đáy chai là 088L
Ngày sản xuất: 08
Năm sản xuất: 8 -> năm 2018
Tháng sản xuất: L -> tháng 12
=> Ngày tháng năm sản xuất là 08/12/2018
=> HSD đến 8/12/2021
Đây cũng là cách ký hiệu phổ biến của các hãng hóa phẩm lớn như Kumano cosmetics.
NHỮNG SAI LẦM KHI KIỂM TRA HẠN SẢN PHẨM NHẬT
1. Dùng trang web kiểm tra mã vạch
Các trang web kiểm tra mã vạch (như https://www.upcdatabase.com)
chỉ đơn thuần cho chúng ta thông tin về NGÀY ĐĂNG KÍ MÃ VẠCH chứ không phải ngày sản xuất của sản phẩm. Hàng hóa Nhật rất hay thay đổi về mẫu mã, tuy nhiên mã vạch ko phải lúc nào cũng đổi, có những sản phẩm bao bì thay đổi nhưng mã vạch vẫn giữ nguyên cả chục năm nên không thể lấy mã vạch làm căn cứ tính ngày sản xuất.
VD: em kiểm tra mã vạch của lô sữa rửa mặt trà xanh mới nhập mà ở trên tính ra NSX là tháng 1/2017 thì web báo thời gian là 10/10/2014 thật là quá xa xôi. Suy nghĩ logic 1 chút mọi người sẽ thấy mã vạch KHÔNG THỂ cho ta thông tin NSX được vì chẳng lẽ mỗi ngày người ta lại phải cấp cho sản phẩm đó 1 mã khác nhau???
Cách kiểm tra này sẽ cho thêm các thông tin về thương hiệu, xuất xứ nên ta có thể dùng để tham khảo để xác định nguồn gốc.
2. Kinh nghiệm truyền tai trên…mạng mà không có cơ sở:
Do không có quy định chung và cách ký hiệu khác nhau giữa những NSX nên có tình trạng một số người bán “nghĩ” ra cách kiểm tra NSX, thậm chí cả HSD của sản phẩm nhằm mục đích bán được hàng.
Chốt lại, việc cẩn thận kiểm tra các thông tin là hoàn toàn đúng, tuy nhiên khách hàng nên kiểm tra thông tin ở nhiều nguồn, đặc biệt từ các người bán lâu năm, có uy tín để được thông tin chính xác, đặc biệt với những nơi có cam kết rõ ràng về chất lượng, có địa chỉ, website và thông tin liên quan cụ thể (như…Konnichiwa chẳng hạn :P ) để trở thành người tiêu dùng thông thái nhé ạ
Để được tư vấn thêm và cập nhật các ưu đãi về sản phẩm này vui lòng liên hệ:
🔸 Hotline: 0963 923 106 (8h30 - 21h30 hàng ngày)
🔸 Địa chỉ: 106 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🔸 Buôn/Sỉ/CTV: 098.247.1217
🌿 Fanpage 🌿 Instagram 🌿 Shopee
______ KONNICHIWA MART ______
"100% giá trị NHẬT cho gia đình VIỆT"
#konnichiwa #hangnhatnoidia #konni39bachmai #konni106bm
Xem các sản phẩm mỹ phẩm Nhật uy tín đang sale cực HOT TẠI ĐÂY
Xem các loại thực phẩm chức năng Nhật uy tín tại đây!
Danh sách HÀNG TRĂM sản phẩm Nhật đồng giá CHỈ 39K tại đây!
Stashesty
26/11/2022